Categories

Sự tích Giỗ tổ ngành may mặc

Ngày 12 tháng Chạp hằng năm là một ngày đặc biệt đối với các anh chị em trong ngành may mặc. Ngày này, các thợ may cả nước sẽ thành kính dâng cúng lễ vật đến Tổ nghiệp ngành may. Giỗ tổ ngành may là dịp để các thể hệ con cháu thợ may thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đến Tổ nghiệp, đến những người đã khai sáng ra nghề may mặc. Ngoài thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Giỗ tổ nghề mayngày để con cháu tôn vình nghề may mặc cao quý, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, ngành may càng ngày càng phát triển, làm ăn thuận lợi, phát đạt hơn.

Đa số ngành nghề nào cũng có ngày Giỗ tổ, cũng có những sự tích hay những câu chuyện truyền thuyết khai sinh ra ngày Giỗ tổ đó, và Giỗ tổ ngành may cũng không hề ngoại lệ. Bởi lẽ đó, hôm nay TALYNO xin sưu tầm và gửi đến các Bạn bài viết “Sự tích Giỗ tổ ngành may mặc”, để mọi người cùng hiểu rõ hơn về Tổ nghiệp ngành may là ainguồn gốc của Giỗ tổ nghề may bắt nguồn từ đâu nhé.

Sự tích Giỗ tổ ngành may

Theo thần tích đền thờ Tổ nghề tại Trạch Xá (Hà Nội) thì Tổ nghề của ngành may là bà Nguyễn Thị Sen. Tương truyền kể lại rằng, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, trấn Sơn Tây (Hà Nội ngày nay); Tuổi thanh xuân, bà là một thiếu nữ xinh đẹp, nết na, thùy mị, đặc biệt bà rất giỏi giang, đảm đang trong việc thêu thùa, may vá.

Đền thờ Tổ nghiệp ngành may hiện đặt tại làng Trạch Xá, Hà Nội (Hình minh họa)

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại, năm đó Vua Đinh Tiên Hoàng về làng Trạch Xá, trấn Sơn Tây chiêu mộ hiền tài giúp nước, đã vô tình gặp và mến mộ sắc đẹp tuyệt thế giai nhân của bà, nên đã kết duyên và rước bà về chốn Hoàng cung Kinh đô Hoa Lư. Tại Hoàng cung, bà được phong làm Tứ phi Hoàng Hậu, và đảm nhận việc đào tạo các cung nữ thêu thùa, may vá trang phục cho Hoàng triều.

Vào Tháng 10 năm 979 SCN, vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, lúc này quyền lực triều đình chuyển về tay Hoàng hậu Dương Vân Nga và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Trước cảnh triều đình binh đao loạn lạc, tranh quyền, đoạt vị, bà vô cùng buồn chán và đã cùng Công chúa Liên Hoa giã từ Hoàng cung Hoa Lư, trở về làng Trạch Xá quê hương truyền dạy nghề may cho nhân dân trong làng.

Bà mất vào ngày 12 Tháng Chạp. Sau khi bà mất, để con cháu muôn đời biết về công đức lớn lao của bà, người dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ cho bà, tôn bà làm bà Tổ nghề may và lấy ngày 12 Tháng Chạp hằng năm làm ngày Giỗ tổ ngành may để tưởng nhớ đến bà.

Ngày nay, lễ hội Giỗ tổ ngành may được tổ chức khá lớn và trang trọng vào ngày 12 tháng Chạp Âm lịch hằng năm tại Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam). Cũng trong ngày này, nhiều thợ may trên cả nước tiến hành lễ giỗ tổ thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế. Mâm cúng giỗ tổ nghề may thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước.

Mâm cúng giỗ tổ ngành may tại một cửa hàng Thời trang (Hình minh họa)

Làng nghề may Trạch Xá được truyền lại cho thế hệ trẻ (Hình minh họa)

Nhân ngày Giỗ tổ ngành may, Công ty May mặc TALYNO xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổ nghề ngành may; Kính chúc Quý Khách hàng, Đối tác, Quý Anh Chị Em trong ngành may mặc – in thêu gặp nhiều May mắn – Hạnh phúc - An khang -Thịnh vượng.

Công ty may áo thun đồng phục TALYNO

Bài viết liên quan:

>> Xưởng may áo thun đồng phục Giá rẻ tại Hồ Chí Minh

>> Áo thun đồng phục là gì - Đặt may áo thun đồng phục ở đâu?

>> Xưởng may áo thun đồng phục công ty cao cấp tại Hồ Chí Minh

Ý nghĩa màu sắc của áo thun đồng phục công ty
TALYNO là một trong số ít xưởng may áo thun đồng phục tại Hồ Chí Minh có đầy đủ, đa dạng về màu sắc, chất liệu vải để may áo thun đồng phục công ty....
Áo thun đồng phục nhân viên OPPO
Những chiếc áo thun đồng phục nhân viên Oppo màu Xanh lá, thể hiện rằng Oppo là một thương hiệu đầy trí tuệ, luôn luôn thay đổi để tạo ra những bước ...